TÔNG ĐỒ GIỚI TRẺ

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

-6-

Tĩnh Huấn Giới Trẻ 

 

            Tôi thật sự bắt đầu bước vào môi trường "Tông Đồ Giới Trẻ" chính thức từ ngày 8/9/1991, khi tôi tuyên thệ nhậm chức làm liên đoàn trưởng của Liên Đoàn Thiếu Nhi Fatima Tổng Giáo Phận Los Angeles, tại Trại Hè Fatima 3 ở Lake Perris. Thú thật, bấy giờ tôi chưa hoàn toàn hiểu ǵ về Phong Trào này nói riêng và Biến Cố Fatima nói chung. Bởi v́, phong trào mới được thành lập 7 năm tại Tổng Giáo Phận Los Angeles này cũng chưa có Nội Qui hay Thủ Bản ǵ cả.

            Theo lịch sử, Phong Trào Thiếu Nhi Fatima được thành lập từ năm 1984, năm trùng hợp với biến cố Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II, để đáp lời và thể thức Thiên Chúa muốn, qua Mẹ Maria ở Fatima, đă hợp với hàng Giáo Phẩm trên thế giới hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, Ngày tôi, theo ơn Chúa, tự nguyện lănh nhiệm phục vụ Phong Trào Thiếu Nhi Fatima, th́ phong trào này mới có ở Tổng Giáo Phận Los Angeles mà thôi, với số đoàn sinh tổng cộng là 620 em, sinh hoạt trong 6 cộng đoàn địa phương khác nhau trong Tổng Giáo Phận. Có lẽ v́ thích hợp với thời điểm của ḿnh, cho dù sinh sau đẻ muộn, phong trào này vẫn c̣n chỗ đứng trên b́nh diện thành lập tại một số địa phương chưa có mặt của các phong trào giới trẻ Công Giáo Tiến Hành khác. Và cho dù cũng chưa có một căn bản thành văn cốt yếu ǵ cả, phong trào đă phát triển về nhân số khá đông như vậy, với bộ đồng phục cùng với huy hiệu và khẩu hiệu chuyên biệt, đủ làm tiêu biểu cho tất cả những ǵ là mầu sắc và tinh thần Thiếu Nhi Fatima của ḿnh.

            Một khi đă lănh nhận trách nhiệm phục vụ Phong Trào Thiếu Nhi Fatima nói chung và Liên Đoàn Thiếu Nhi Fatima Tổng Giáo Phận Los Angeles nói riêng, một mặt tôi bắt tay liên lạc chặt chẽ với tất cả các đoàn, một mặt tôi bắt tay ngay vào việc soạn thảo và hoàn thành cuốn Nội Qui và Thủ Bản cho phong trào. Trong khi đó, tôi bắt đầu đọc và nghiền ngẫm cuốn Hồi Kư Lucia, một cuốn sách chỉ nam cho tôi trong việc soạn thảo tất cả những ǵ làm nên Phong Trào Thiếu Nhi Fatima, từ tinh thần đến chủ trương, cũng như đường hướng và tổ chức của phong trào. Ba tháng sau, tập Nội Qui đă xong và được cho thử trong ṿng 9 tháng, để chờ hoàn tất tập Thủ Bản. Cuối cùng, Nội Qui và Thủ Bản của Phong Trào Thiếu Nhi Fatima đă được chính thức chấp nhận và phổ biến vào ngày Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội 12/1992.

            Tuy nhiên, đang khi soạn thảo tập Thủ Bản, tôi đă tổ chức cho Liên Đoàn Thiếu Nhi Fatima TGP/LA đi tham dự Ngày Thánh Mẫu tại chi ḍng Đồng Công ở tiểu bang Missouri 8/1992, để mừng Ngọc Khánh Mẹ Maria hiện ra tại Fatima (1917-1992). Không ngờ, chính chuyến đi này và thời điểm Ngọc Khánh Biến Cố Fatima này, cùng với cuốn Hồi Kư Lucia trên đây, cũng là những yếu tố chính yếu đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển Phong Trào Thiếu Nhi Fatima. Thật vậy, sau chuyến đi lịch sử này, chuyến đi mang lại thành công về phần tŕnh diễn mà lại thất bại về mặt tinh thần nơi một số phần tử của Liên Đoàn, th́ một ư tưởng đă được nẩy sinh trong đầu óc của tôi: cần phải tổ chức một Khóa Tĩnh Huấn Sống Đạo Theo Sứ Điệp Fatima.

Tổ Chức Tĩnh Huấn

 

            Tôi không thể nào quên được buổi tối hôm đó, trong cuộc họp riêng với cha tuyên úy của liên đoàn. Sau khi nh́n thấy và đọc xong tất cả 3 trang đánh máy chương tŕnh "Tĩnh Huấn Sống Đạo Theo Sứ Điệp Fatima", mà tôi cảm hứng phác họa, với 15 bài huấn đức về 3 mệnh lệnh Fatima, mỗi mệnh lệnh gồm có 5 bài huấn đức, 1 buổi hội thảo và 1 buổi chia sẻ, ngài đă tuyên bố:

            - Khô khan quá!

            - Thưa cha, nhưng cha có thấy những bài huấn đức được phác họa trong chương tŕnh tĩnh huấn này có dư không cha?

            - Dư th́ không dư, nhưng khô khan qúa.

            - Thưa cha, theo con, khô khan hay không là do vị giảng huấn. Nếu cha giảng hay th́ bài giảng có kéo dài cả tiếng, giáo dân vẫn c̣n muốn nghe tiếp, bằng không th́ chỉ 15 phút đă là dài rồi, phải không cha?

            - Đúng thế.

            - Vậy th́ vấn đề là ḿnh t́m những vị giảng huấn thôi cha... Thế nhưng ḿnh có nên phổ biến chương tŕnh này ra không cha, hay chỉ ra thông báo là có khóa tĩnh huấn vậy thôi?

            - Không nên, v́ chúng nó đọc thấy sẽ chẳng có đứa nào dám đi tham dự đâu?

            - Thưa cha, con lại nghĩ khác. Ḿnh cứ phổ biến nó ra, đám trẻ có đọc thấy mà c̣n đi tham dự, nghĩa là họ có ơn Chúa. Như thế, khi họ đi tham dự tĩnh huấn là họ đi lănh nhận ơn Chúa, và khi đă đi tham dự tĩnh huấn về họ sẽ đầy ơn Chúa để phục vụ phong trào đúng như ư Chúa muốn. Để thăng tiến phong trào của ḿnh, con nghĩ phải làm như vậy thôi cha.

            - Được. Nếu vậy th́ dù có 10 đứa tham dự ḿnh cũng tổ chức!

            Thế là chương tŕnh "Tĩnh Huấn Sống Đạo Theo Sứ Điệp Fatima" được cho vào Thủ Bản, như một điều kiện trước khi tuyên hứa làm huynh trưởng Thiếu Nhi Fatima, với sự chấp thuận chung của Đại Hội Canh Tân Phong Trào vào Thứ Bảy Đầu Tháng 10/1992. Sau đó, tôi bắt đầu đi t́m địa điểm để tĩnh huấn và ra một thông báo mở khóa tĩnh huấn đầu tiên, trong đó có kèm theo một mẫu đơn tham dự cần điền và gửi trực tiếp về văn pḥng liên đoàn. Phần cha tuyên úy liên đoàn, ngài lănh trách nhiệm gửi thư mời các vị giảng huấn. Tất cả mọi sự xẩy ra thật là gấp rút, v́ khóa tĩnh huấn sẽ được tổ chức vào cuối tuần lễ Tạ Ơn (Thanksgiving).

            Việc tổ chức khóa tĩnh huấn đầu tiên này tuy thật gấp rút, thế mà cuối cùng vẫn c̣n t́m được một địa điểm lư tưởng, đồng thời cũng mời được các vị giảng huấn (linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân) cố gắng sắp xếp chương tŕnh riêng đă được hoạch định để đến giúp. Trong khi đó, gần hết hạn nộp đơn tham dự khóa tĩnh huấn rồi mà văn pḥng liên đoàn mới nhận được có mấy chiếc đơn, mà chiếc đơn đầu tiên lại là một thiếu nữ ngoài phong trào. T́nh h́nh thật là nguy ngập cho số phận của cả một phong trào. Đặt trường hợp có 10 người ghi danh tham dự th́ Phong Trào Thiếu Nhi Fatima kể như tự động thắt cổ chết từ hồi đó; bằng không, liên đoàn phải hủy bỏ quyết định "Canh Tân Phong Trào" vừa được biểu quyết của ḿnh. Quyết định đó là: muốn chính thức trở thành huynh trưởng Thiếu Nhi Fatima, đoàn sinh 18 tuổi trở nên phải đi tham dự khóa Tĩnh Huấn Sống Đạo Theo Sứ Điệp Fatima. Chính v́ thế mà liên đoàn Thiếu Nhi Fatima đầu tiên, cũng là liên đoàn duy nhất ở Tổng Giáo Phận Los Angeles, sẽ không có đủ số huynh trưởng để phục vụ tại mỗi đoàn, nếu họ không chịu ghi danh tham dự khóa tĩnh huấn.

            Do đó, theo tự nhiên, tôi cảm thấy rất hồi hộp. Thế nhưng, khóa tĩnh huấn này, cũng như điều kiện phải tham dự khóa tĩnh huấn mới được tuyên hứa làm huynh trưởng Thiếu Nhi Fatima, đă được cả cha tuyên úy liên đoàn là vị thay mặt Chúa, lẫn chung liên đoàn chấp nhận vào dịp Đại Hội Canh Tân Phong Trào rồi. Như thế, việc làm (tới nay có vẻ liều lĩnh này) không c̣n phải là của riêng tôi nữa, nghĩa là tôi không làm theo ư riêng ḿnh, mà là theo ư Chúa. Mà nếu là ư Chúa, th́ việc của Chúa nhất định sẽ thành tựu đúng như Ngài mong muốn. Do đó, tôi càng tin tưởng hơn, nhất định không mở miệng van xin hay năn nỉ bất cứ một ai, dù họ là những phần tử ưu tú và nồng cốt nhất trong liên đoàn, khi họ tỏ ra có thể không tham dự khóa tĩnh huấn đầu tiên này được, v́ tốn kém trả cho 3 ngày tĩnh huấn (là 35 Mỹ Kim để trả tiền ở, c̣n tiền ăn liên đoàn không tính), v́ kẹt phải học thi, hay v́ "long weekend" đă có chương tŕnh riêng v.v. Trong khi đó, cha tuyên úy liên đoàn cũng như tôi c̣n nhận được những phản ứng ngờ vực hay kêu ca từ bên ngoài về khóa tĩnh huấn nữa. Bản tin của tờ Mục Vụ hằng tuần của Cộng Đồng Công Giáo trong Tổng Giáo Phận, số 152, ngày 15-11-1992, thông báo và nhận định như sau:

            "Một khóa tĩnh huấn do Liên Đoàn Thiếu Nhi Fatima dự định tổ chức vào ngày 27-29/11/1992 dịp Lễ Tạ Ơn tại chủng viện Ngôi Lời ở Riverside. Ba đề tài chính của ba ngày phỏng theo sứ điệp Fatima là: cải thiện đời sống, lần hạt Mân Côi và tôn sùng Mẫu Tâm. Dựa theo ba đề tài chính này lại chia ra làm nhiều bài huấn đức nhỏ và những giờ phụng vụ kinh nguyện và bí tích. Chương tŕnh kể là hùng hậu và nặng kư. Đây là khóa huấn luyện ṇng cốt về đạo đức cho các huynh trưởng và những dự trưởng, và cho một số những người không phải là huynh trưởng nhưng muón thăng tiến nhu cầu thiêng liêng đạo đức của ḿnh về sứ điệp Fatima. Tuy dù thông cáo cho biết đây là khóa tĩnh huấn, để được huấn luyện về đạo đức, chứ không phải là cuộc cấm trại hay sinh hoạt ngoài trời, nên không có những sinh hoạt vui thú... Tuy nhiên hy vọng các em tham dự khóa sẽ cố gắng vác nổi chương tŕnh tĩnh huấn trong tinh thần vui tươi và ban tổ chức sẽ thoải mái thông cảm với các em". (những chữ in nghiêng ở đây là để nhấn mạnh theo ư riêng tôi) 

 

Tác Dụng Tĩnh Huấn

 

            Thế rồi, nhờ ơn Chúa ban cho qua bàn tay Mẹ Maria, thực sự "các em dự khóa (đă) cố gắng vác nổi chương tŕnh tĩnh huấn... kể là hùng hậu và nặng kư" này. Có em đă tham lam đến nỗi khóa nào cũng hăng hái "vác", tổng cộng đă "vác" cả năm khóa liên tục, và theo em thú nhận:

            - Khóa nào cháu cũng cảm thấy mới mẻ và sốt sắng!

            Khóa thứ nhất, như trên đă nói, vào dịp lễ Tạ Ơn, 27-29/11/1992, tại chủng viện Ngôi Lời Riverside, thuộc giáo phận San Bernadino, tiểu bang California, với số khóa sinh là 36 em, 17 nam và 19 nữ. Đặc biệt của khóa này là khóa đầu tiên, lại được tổ chức gấp rút, ngay vào tuần lễ nghỉ dài, với mùa thi cử ngay sau đó, và với bao nhiêu vui chơi cho cả một "long weekend". Thế mà, ảnh hưởng của khóa thứ nhất này đă làm cho khóa sinh vừa tham dự khóa, trở về quảng bá và thúc giục những người chưa tham dự được đến tham dự khóa thứ hai được tổ chức cách có 3 tuần sau.

            Khóa thứ hai, vào ngay trước tuần lễ Giáng Sinh cùng năm, 19-20/12/1992, tại giáo xứ Đức Mẹ Mông Triệu, Claremont, TGP/LA, địa phương sinh hoạt hằng tuần của một trong sáu đoàn Thiếu Nhi Fatima. Khóa này có 22 khóa sinh, 10 nam và 12 nữ. Đặc điểm của khóa này là thời điểm vào ngay tuần lễ đang lo sửa soạn mừng lễ Giáng Sinh, các khóa sinh lại phải mất công về nhà ngủ đêm và mang đồ đi ăn trưa, (chứ không được ở một chỗ như khóa thứ nhất, có người nấu ăn cho), nhất là chỉ có một ḿnh tôi kiêm 15 bài huấn đức. (15 bài chia sẻ này đă được xuất bản thành cuốn sách "Sứ Điệp Fatima: Màng Lưới Cứu Rỗi Trong Mùa Biển Động Cuối Thời, do Liên Đoàn Thiếu Nhi Fatima, TGP/LA phát hành). Thế mà, các khóa sinh tham dự khóa này, cùng với khóa đầu tiên, đă cảm thấy ơn Chúa thúc đẩy, chẳng những tiến lên tuyên hứa để làm huynh trưởng Thiếu Nhi Fatima vào cuối khóa, mà c̣n dấn thân phục vụ đoàn của ḿnh, trong vai tṛ nằm trong ban chấp hành đoàn nữa, qua lời họ tuyên thệ nhậm chức vào ngày lễ trọng kính Mẹ Thiên Chúa, 1-1-1993.

            Thành qủa của hai khóa tĩnh huấn đầu tiên này c̣n được tỏ hiện hết sức rơ ràng trong chuyến đi tham dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Denver tiểu bang Colorado 8/1993. So với chuyến đi Missouri tham dự Ngày Thánh Mẫu 8/1992 để mừng Ngọc Khánh Mẹ Fatima, trước khi có khóa tĩnh huấn, th́ tinh thần của chuyến đi sau khóa tĩnh huấn này hoàn toàn vượt trổi. Trên đường đi, và cả trong những ngày tham dự chương tŕnh Ngày Giới Trẻ, các huynh trưởng vẫn cùng nhau lần hạt Mân Côi kính Đức Mẹ. Ngoài ra, sau hai khóa tĩnh huấn đầu tiên này, ba nam huynh trưởng ở hai đoàn đă theo đuổi lư tưởng tu tŕ, cho đến nay hai trong ba đă trở thành tu sĩ khấn tạm trong hai ḍng khác nhau. Chưa hết, tác dụng của hai khóa tĩnh huấn đầu tiên này c̣n làm bừng lên, từ phía các huynh trưởng, một sinh hoạt hết sức tốt lành, đó là tự động rủ nhau tụ họp lại để lần hạt kính mến Đức Mẹ vào các tối thứ bảy hằng tuần tại địa phương của ḿnh.

            Khóa tĩnh huấn thứ ba, cũng vào tuần lễ trước Giáng Sinh, 17-19/12/1993, tại chủng viện Ngôi Lời Riverside, địa điểm của khóa tĩnh huấn thứ nhất. Khóa này có 43 khóa sinh, gồm 23 nam và 20 nữ. Đặc điểm của khóa thứ ba này, về thời gian cũng bất tiện như khóa thứ hai, tổ chức vào ngay tuần lể đang bận rộn mua sắm qùa tặng và đang lo viết gửi thiệp chúc mừng Giáng Sinh. Thế mà, vị linh mục đă viết thông báo về khóa tĩnh huấn thứ nhất trên tờ mục vụ trên đây, lần này cũng được mời và nhận lời giảng một bài cho khóa, đă chính mắt chứng kiến thấy các khóa sinh hào hứng nghe huấn đức là chừng nào. V́ các khóa sinh không muốn dùng cả 15 phút giải trí sau bài huấn đức, để nghe tiếp bài huấn đức của một vị linh mục già, ngay trước bài của ngài. Ngoài ra, sau khóa thứ ba này, các huynh trưởng của một đoàn nữa, theo gương một đoàn đă làm từ năm trước, tự động rủ nhau lần hạt Mân Côi kính Đức Mẹ vào tối thứ bảy hằng tuần.

            Khóa tĩnh huấn thứ bốn, vào dịp cuối hè, 19-21/8/1994, tại trụ sở mới của chi ḍng Đồng Công ở California, đó là Đền Thánh Đức Mẹ Dâng Con Corona, thuộc giáo phận San Bernadino. Khóa này có 52 khóa sinh, gồm 26 nam và 26 nữ. Đặc điểm của khóa này là trời nóng bức, nằm ngủ trên nền thảm, phải làm thêm pḥng tắm dă chiến cho nam khóa sinh mới đủ chỗ tắm, song lại trục trặc về lượng nước để tắm cùng một lúc, và 3 phần tư khóa sinh dưới 18 tuổi. Thế mà kết qủa cũng không kém phần khả quan, ở chỗ, các huynh trưởng của một đoàn thứ ba, theo gương hai đoàn đi trước, mỗi tối thứ bảy hằng tuần cũng tụ họp lại để lần hạt kính Đức Mẹ và học hỏi đạo đức.

            Khóa tĩnh huấn thứ năm cũng vào tuần lễ cuối hè như khóa thứ bốn, nhưng tại chủng viện Ngôi Lời như khóa một và ba. Thời gian khóa tĩnh huấn thứ năm này là cuối tuần 8-20/8/1995, và số khóa sinh là 54, gồm 20 nam và 34 nam. Đặc điểm của khóa này có bữa điểm tâm 20 phút sáng thứ bảy trong im lặng, và có một bài huấn đức của một vị linh mục ǵa kéo dài 1 tiếng 45 phút liền... Thế mà, sau khóa này, kết qủa cũng mang lại cho huynh trưởng của đoàn thứ tư, theo gương ba đoàn đi trước, làm việc tôn kính Đức Mẹ bằng lần hạt Mân Côi vào tối thứ bảy hằng tuần.

            Tác dụng của khóa tĩnh huấn thứ năm c̣n làm cho các Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng do liên đoàn tổ chức nhẩy vọt hơn trước nhiều, với con số đoàn sinh tham dự, thường là thành phần huynh trưởng, từ trên 20 chục lên đến gần 47 vào tháng 10/1995, rồi 72 vào tháng 11 cùng năm, sau đó cứ giữ con số 70 cho đến hiện nay. Con số này kể cả các em ngành nghĩa và dự trưởng, thành phần tuy chưa cần tích cực sinh hoạt như vậy, cũng hào hứng đi tham dự cùng với các huynh trưởng. Thật ra con số các huynh trưởng tuyên hứa chính thức không lên đến bằng đó. Ngoài ra, cũng sau khóa tĩnh huấn thứ năm này, các huynh trưởng đă hoàn toàn đứng ra lo tổ chức và điều hành Trại Hè Fatima VIII, 6/1996, hết sức tốt đẹp, chứng tỏ một sức sống đă "đâm rễ vươn cao" nơi họ.

            Trong bức Tâm Thư gửi Chúa Giêsu Thánh Thể vào giờ chầu kết khóa tĩnh huấn thứ nhất và thứ hai, một số tâm t́nh đặc biệt c̣n được ghi nhận (trong cuốn "Sứ Điệp Fatima: Màng Lưới Cứu Rỗi Trong Mùa Biển Động Cuối Thời", do Liên Đoàn Thiếu Nhi Fatima Tổng Giáo Phận Los Angeles xuất bản, ở trang 193-198), như sau:

            - Con muốn từ bỏ những tự ái cá nhân để đến gần Chúa hơn (KXN).

            - Xin Mẹ Maria giúp con làm theo ư Chúa (NVĐ).

            - Xin cho con trở thành một chiến sĩ T́nh yêu Fatima của Chúa và Mẹ" (HTVA).

            - Con ước ao yêu mến Chúa và Mẹ nhiều hơn, để con có thể làm trong tay Chúa và Mẹ Maria những ǵ Chúa và Mẹ muốn. (NTNT)

            - Con muốn cố gắng làm sao để vâng lời cha mẹ như vâng lời Chúa và Mẹ Maria. Con muốn hy sinh cầu nguyện để giúp thế gian, các linh hồn và chính bản thân con. (NTBh)

            - Xin cho con làm sao để có thể hứng được một giọt nước mắt của Mẹ. (TAK)

            - Xin cho con nhận biết đau khổ là châu báu. (PPAT)

            - Xin cho con biết quên ḿnh để phục vụ Chúa và Mẹ. (NTBL)

            - Con sẽ là chiến sĩ trong tay Mẹ. (TTK)

            Trong tờ Tiếng Vọng Fatima, nội san của Phong Trào Thiếu Nhi Fatima, số 9, tháng 7/1993, người ta đă đọc thấy tâm sự của một khóa sinh sau khi tham dự khóa tĩnh huấn đầu tiên như sau:

            "Ba ngày học tập, ba ngày sống trong b́nh an, ba ngày tâm hồn lắng đọng những lo âu phiền năo của cái thế giới điên cuồng náo động để lắng nghe tiếng Chúa, tiếng an ủi của Mẹ yêu dấu. Ba ngày thật đáng sống, với những tiếng cười vui hồn nhiên, những bữa ăn ngon lành, những tiếng chuông inh tai báo giờ, những bục gỗ qùi làm đau đầu gối, những giây phút thầm lặng xét ḿnh xưng tội, những tâm sự mủi ḷng, những lời chỉ dạy thiết tha... Ba ngày thật quá ngắn. Ba ngày cũng đă qua. Ngước mắt nh́n lên cây Thánh Giá chót vót ở đỉnh đồi mà ḷng tràn ngập niềm cậy trông và vững mạnh. Thiếu Nhi của Mẹ tuy non nớt, nghèo nàn, nhưng sẽ hùng mạnh trong đức tin. Huynh trưởng của mẹ tuy yếu đuối, nhưng sẽ kiên cường lập nên đạo binh liên lỉ chiến đấu với hỏa ngục..."

 

Nội Dung Tĩnh Huấn

 

            Thế nhưng, phải tổ chức một khóa tĩnh huấn làm sao (?) để nhờ đó có thể mang lại cho giới trẻ, vốn hướng về và khát vọng chân thiện mỹ, chẳng những "đủ vũ khí canh giữ nhà ḿnh" (Lk.11:21), "mà c̣n trở nên chính những nhà truyền bá Phúc Âm cho những người đồng thời với ḿnh" (Điệp văn của ĐTC Gioan-Phaolô II đề ngày 8-5-1996, gửi cho đức hồng y Eduardo Pronio, chủ tịch Hội Đồng Giáo Dân, nhân dịp khóa học hội về Những Ngày Giới Trẻ Thế Giới, 13-16/5/1996, tại Ba Lan, đoạn 4).

            Theo kinh nghiệm tổ chức năm khóa tĩnh huấn cho Thiếu Nhi Fatima, thành phần cũng là giới trẻ Công Giáo Việt Nam như giới trẻ ở trong các phong trào hay đoàn thể Công Giáo khác, tôi nhận thấy cần để ư những điều sau đây:

 

            Thứ nhất: Tổ Chức Tĩnh Huấn.

            Tĩnh huấn là một thời điểm giới trẻ tĩnh tâm để được huấn luyện về tinh thần sống đạo. Do đó, tĩnh huấn không có tính cách vui chơi như một cuộc cấm trại hay một buổi sinh hoạt ngoài trời (picnic). Đi tĩnh huấn là để t́m Chúa chứ không phải t́m "bồ"à hay t́m vui, bởi thế, nếu đi tĩnh huấn mà cuối cùng không gặp được Chúa, ở một mức độ nào đó, th́ mất mục đích và mất giờ, chẳng những cho ḿnh mà nhiều khi c̣n cho cả những người khác nữa. Bởi thế, theo nguyên tắc, nên mở cửa cho giới trẻ có thiện chí cũng có thể tham dự, miễn là đủ tuổi như ấn định, biết đâu Thiên Chúa toàn năng đầy t́nh thương xót sẽ lợi dụng khóa tĩnh huấn để làm việc nơi cả những tâm hồn đến tham dự v́ một ư đồ không chính đáng nào đó. Tuy nhiên, trên thực hành, ban tổ chức vẫn cần phải có một luật phép thích hợp và khôn khéo, để làm sao tỏ ra vẫn không phạm đến vấn đề tự trọng của khóa sinh, lại c̣n đề pḥng được những lạm dụng có thể xẩy ra.

 

            Thứ hai: Chương Tŕnh Tĩnh Huấn.

            Như trên đă đề cập, "đi tĩnh huấn là để t́m Chúa", và "Thiên Chúa toàn năng đầy t́nh thương xót sẽ lợi dụng khóa tĩnh huấn để làm việc nơi cả những tâm hồn đến tham dự v́ một ư đồ không chính đáng nào đó". Bởi thế, chương tŕnh tĩnh huấn phải làm sao có đủ giờ cho giới trẻ vừa nghe Chúa nói, vừa nói với Chúa nữa. Giới trẻ đến tham dự tĩnh huấn sẽ nghe Chúa nói qua những bài huấn đức, bài giảng trong phụng vụ Thánh Lễ, bài suy niệm ban sáng v.v.; và họ sẽ nói với Chúa qua những bài "tự kiểm" gợi ư, qua những giây phút "tĩnh lặng và cầu nguyện" sau mỗi bài huấn đức, qua những buổi "viếng Chúa" chung riêng, qua phiên hồi tâm xét ḿnh xưng tội v.v.

            Thật ra, về phía Thiên Chúa toàn năng, Ngài có thể tỏ ḿnh ra cho con người bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu, không nhất thiết phải ở một khóa tĩnh huấn xa lánh thế gian. Tuy nhiên, về phía con người, nếu tâm hồn đầy những tiếng động lo toan và những náo động ham hố v.v., như ở trong một nhà đóng cửa ầm ầm tiếng nhạc, hay ở một hội chợ ồn ào buôn bán, th́ làm sao họ có thể nghe được tiếng Chúa êm ái "như một tiếng thổi nhẹ" (1Kgs.14:12). Do đó mà con người nói chung và giới trẻ nói riêng, để dễ dàng t́m Chúa và nghe được tiếng Chúa nói với ḿnh, họ phải xa lánh mọi vui chơi và sinh hoạt thường nhật, v́ nơi hoang vắng, như một khóa tĩnh huấn chẳng hạn, chính là nơi Thiên Chúa muốn "dẫn" tâm hồn vào mà "nói với cơi ḷng" (Hos.2:16) của họ, nhờ đó, "hoang vắng sẽ trở nên một vườn cây ăn trái" (Is.32:15) cho họ,

            Thứ ba: Hội Họp Tĩnh Huấn.

            Cũng theo mục đích và tinh thần của một khóa tĩnh huấn là để con người dễ dàng t́m gặp Chúa và cũng để Thiên Chúa có thể tỏ ḿnh ra cho con người một cách hiệu nghiệm hơn. Tuy nhiên, Thiên Chúa không chỉ tỏ ḿnh cho riêng mỗi một tâm hồn, mà c̣n tỏ ḿnh cho chung mọi người. Ngoài ra, Thiên Chúa chẳng những nói với con ngừời qua chính Lời Ngài được mạc khải và ghi nhận trong Thánh Kinh, Ngài c̣n nói với con người qua cộng đoàn của con người nữa. Do đó, những buổi hội thảo và chia sẻ cũng rất hữu ích và thiết yếu cho một khóa tĩnh huấn. Hội thảo và chia sẻ có tính cách khác nhau. Hội thảo là để mổ sẻ vấn đề đă được nghe trong bài huấn đức; chia sẻ là để áp dụng về ḿnh những ǵ đă nghe trong bài huấn đức, và nếu có thể, nói cho nhau nghe những kinh nghiệm sống của ḿnh liên quan đến đề tài huấn đức.

            Để buổi hội thảo thu lượm được kết quả tối đa, bao giờ cũng phải có sẵn những câu hỏi gợi y. Tùy theo từng đề tài hay chủ đề, nên chia khóa sinh ra theo nhóm phái tính, lứa tuổi hay đoàn thể v.v. để dễ hội thảo và chia sẻ. Nếu đă có câu hỏi gợi ư, nên để cho giới trẻ tự bầu ra một người đầu nhóm để họ hội thảo và chia sẻ một cách tự nhiên, hơn là có người lớn điều khiển hay hướng dẫn. Tuy nhiên, trong cuộc đúc kết chung, sau khi mỗi nhóm tŕnh bày phần hội thảo của ḿnh, người lớn phải giải quyết những khúc mắc hay bổ túc những thiếu sót một cách thỏa đáng. Riêng về những điều được chia sẻ, dù có tính cách tích cực (tốt) hay tiêu cực (xấu), tất cả đều phải được giữ kín (confidential), không được nói ra, hay bàn đến bất cứ ở đâu hay bất cứ với ai, sau buổi chia sẻ.

 

            Thứ bốn: Đề Tài Tĩnh Huấn.

            Nói đến giới trẻ thường người ta nghỉ phải có những đề tài hợp với chúng, như về t́nh yêu phái tính chẳng hạn. Tuy nhiên, một khi chúng đă tự nguyện vào nơi hoang vắng, xa lánh mọi vui thú thường nhật tầm thường để đi t́m Chúa qua một khóa tĩnh huấn là chúng đă sẳn sàng và đang khao khát lắng nghe tất cả những ǵ Thiên Chúa muốn nói với mỗi một người trong chúng. Mà những ǵ Thiên Chúa muốn nói với chung con người cũng như riêng giới trẻ là tất cả những ǵ Ngài đă mạc khải và được ghi nhận trong Thánh Kinh. Do đó, đề tài huấn đức phải làm sao lấy từ Lời Chúa và qui về Lời Chúa "là thần linh và là sự sống" (Jn.6:63), v́ chỉ có Lời Chúa mới "có ánh sáng ban sự sống" (Jn.8:12), mới là "chân lư giải thoát" (Jn.8:32), và mới là "nước không bao giờ khát nữa" (Jn.4:14). Ngoài ra, sẽ không có ǵ làm cho giới trẻ được hoàn toàn thỏa vọng và no đầy hơn Lời Chúa.

            Thế mà, "nội dung lời kêu gọi của Đức Mẹ Fatima được bắt rễ sâu xa từ Phúc Âm và toàn bộ Thánh Truyền, đến nỗi Giáo Hội cảm thấy ḿnh được kêu gọi bởi sứ điệp của nó. Sứ điệp này chất chứa một sự thật và một tiếng gọi, theo mối liên hệ thâm thúy của nó, là Sự Thật và Tiếng Gọi của chính Phúc Âm..." (Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II; huấn từ tại Fatima ngày 13-5-1982). Do đó, như trên đă nhận định, nếu "đề tài huấn đức phải làm sao lấy từ Lời Chúa và qui về Lời Chúa", th́ Phong Trào Thiếu Nhi Fatima phải lấy và thực sự đă lấy ba Sứ Điệp Fatima làm chủ đề tĩnh huấn, mỗi chủ đề 5 bài huấn đức.

            Chủ đề Cải Thiện Đời Sống:

            Bài 1 - Cải Thiện: Tại Sao?

            Bài 2 - Cải Thiện: Ở Chỗ Nào?

            Bài 3 - Cải Thiện: Những Ǵ?

            Bài 4 - Cải Thiện: Bằng Cách Nào?

            Bài 5 - Hy Sinh là Thân Phận của Thiếu Nhi Fatima.           

            Chủ đề Lần Hạt Mân Côi:                

            Bài 6 - Kinh Mân Côi: Giá Trị.

            Bài 7 - Kinh Mân Côi; Ư Nghĩa.

            Bài 8 - Kinh Mân Côi: Mầu Nhiệm.

            Bài 9 - Kinh Mân Côi: Lần Hạt.

            Bài 10 - Cầu Nguyện là Tinh Thần của Thiếu Nhi Fatima.

            Chủ đề Tôn Sùng Mẫu Tâm:

            Bài 11 - Trái Tim Mẹ: Vô Nhiễm Nguyên Tội.               Bài 12 - Trái Tim Mẹ: Nơi Con Nương Náu.

            Bài 13 - Trái Tim Mẹ Đường Đến Với Chúa.

            Bài 14 - Đền Tạ Trái Tim Mẹ là Phận Sự của Thiếu Nhi Fatima.

            Bài 15 - Truyền Bá Trái Tim Mẹ là Sứ Mệnh của Thiếu Nhi Fatima.

           

Với 15 bài huấn đức nồng cốt và thiết yếu này, và mỗi năm mời những vị giảng huấn khác nhau, th́, với cách thức và chất liệu của mỗi vị không bao giờ lại hoàn toàn giống nhau, th́ có nghe đi nghe lại các đề tài này cũng không chán và không hết.